Bạn ao ước một chiếc túi hàng hiệu Louis Vuitton ngàn đô nhưng không biết rằng, chúng sẽ bị tiêu hủy thành tro nếu chẳng may vẫn còn trên kệ tới mùa sau.
Nếu bạn từng ước ao được sở hữu một món đồ hiệu cao cấp của những thương hiệu đình đám trên thế giới như Louis Vuitton (LV), Burberry… thì chắc hẳn sẽ phải xót xa khi biết rằng, những món đồ xa xỉ đó một khi bị “tồn kho” sẽ được xử lý theo phương thức tiêu hủy.
Vì sao lại thế? Vì sao các ông lớn trong làng thời trang lại đốt đi những sản phẩm “con cưng” của mình một khi bị ế ẩm?
Louis Vuitton thường tiêu hủy những chiếc túi hàng ế một cách không thương tiếc
Các thương hiệu xa xỉ thường đốt hủy những sản phẩm tồn kho lâu ngày do bị ế và xem đây như là cách để duy trì sự khan hiếm hàng hóa và tính độc quyền thương hiệu của họ.
LV là một thương hiệu thời trang nổi tiếng với các sản phẩm giày dép, túi xách, đồng hồ, kính mắt và trang sức nổi tiếng. LV hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 460 cửa hàng trên toàn thế giới.
Không chỉ Burberry, LV… các thương hiệu thời trang khác cũng áp dụng phương thức này để xử lý sản phẩm tồn.
Thương hiệu thời trang cao cấp Burberry cũng đã tiêu hủy hơn 28 triệu bảng Anh bao gồm các sản phẩm thời trang và mỹ phẩm tồn kho năm trước.
Không chỉ Burberry, LV… các thương hiệu thời trang khác cũng áp dụng phương thức này để xử lý sản phẩm tồn.
Quá trình tiêu hủy sản phẩm hoạt động qua lò đốt chuyên dụng có khả năng khai thác năng lượng an toàn với môi trường. Nói một cách không văn vẻ, thì những chiếc túi ngàn đô sẽ bị đem vào lò thiêu thành tro bụi.
Tiêu hủy hàng ế là một kỹ thuật được tiến hành rộng rãi nhưng ít khi được thảo luận của các công ty sản xuất hàng xa xỉ nhằm duy trì sự khan hiếm hàng hóa và tính độc quyền thương hiệu của họ. Tại Ý và nhiều nước khác, họ có thể xin tín dụng thuế sau khi tiêu hủy hàng tồn kho.
Việc đốt hủy các hàng hóa đắt tiền là một thói quen mà nhiều thương hiệu trong ngành công nghiệp hàng xa xỉ khó từ bỏ. Các thương hiệu cao cấp cho rằng tiêu hủy hàng tồn kho dù không tốt đẹp nhưng cần thiết phải làm.
Họ lo ngại hàng hóa cao cấp, nếu bị bán ế, có thể bị ăn cắp hoặc bị bán với mức giá bèo ở các hàng bán lẻ hoặc trên thị trường xám (grey market), một thuật ngữ kinh tế ám chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất.
Chính vì đặc biệt quan tâm về uy tín, các thương hiệu thời trang cao cấp được cho là phá hủy các mặt hàng tồn để bảo vệ tài sản trí tuệ và giá trị thương hiệu của họ.
Nói cách khác, họ làm điều này để ngăn chặn việc sản phẩm tồn kho bị giả mạo hoặc bị bán phá giá trên thị trường “chợ đen” với các nhà bán lẻ không chính thức nằm ngoài các kênh phân phối được phê duyệt của thương hiệu.
Theo Gia đình Việt Nam
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàngPhí vận chuyển: Tính lúc thanh toán
Thành tiền: